Công nhân đang xây dựng một bến tàu ở Indonesia. Bảo hiểm cho tài chính khu vực tư nhân có thể giúp lấp đầy khoảng cách thiếu hụt tài trợ nghiêm trọng cho các dự án cơ sở hạ tầng của châu Á. © Ảnh: Reuters

NADI, Fiji – Các thành viên ASEAN cùng với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ thu hút các nhà đầu tư và ngân hàng tư nhân đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng châu Á bằng cách cung cấp bảo đảm tài chính lên tới 1.5 tỷ USD, theo một kế hoạch dự thảo mà Nikkei vừa được tiếp cận.

Có một nhu cầu rất lớn về cơ sở hạ tầng ở châu Á nhưng lại bị thiếu vốn trầm trọng. Ngân hàng Phát triển Châu Á ước tính nhu cầu này ở mức 1.34 nghìn tỷ đô la Mỹ một năm đối với 25 thành viên là các quốc gia đang phát triển, nhưng khoản đầu tư hàng năm của họ chỉ ở mức 881 tỷ đô la Mỹ. Kinh phí tài trợ đặc biệt thưa thớt trong giai đoạn xây dựng, làm trì hoãn các dự án nhà máy điện, đường bộ và đường sắt. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và bộ ba các quốc gia nói trên được gọi tắt là ASEAN + 3.

Nhu cầu về cơ sở hạ tầng dự kiến ​​sẽ ngày càng tăng trong tương lai, do các thảm họa xuất phát từ biến đổi khí hậu đang gây nhiều thiệt hại cho hệ thống cơ sở hạ tầng hiện có.

Các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương từ các quốc gia nói trên đã đồng ý trong tuần trước sẽ tạo ra một khuôn khổ bảo đảm cho nguồn vốn tài trợ tư nhân cho các dự án này, theo một chương trình gọi là Đối tác Nhà đầu tư Cơ sở hạ tầng.

Một đề xuất ban đầu kêu gọi các nước tham gia cung cấp 200 triệu đô la Mỹ và khu vực tư nhân, bao gồm các quỹ hưu trí và các công ty bảo hiểm nhân thọ, đóng góp 400 triệu đô la Mỹ. Các nhà đầu tư tổ chức của Nhật Bản dự kiến ​​sẽ là những người tham gia hàng đầu của chương trình này, vì nguồn vốn có thể sẽ được huy động trước hết bằng đồng yên Nhật Bản.

Quỹ hợp tác công tư 600 triệu đô la Mỹ nói trên sẽ được sử dụng để cung cấp bảo đảm cho tổng giá trị nguồn vốn là 1.5 tỷ đô la Mỹ, bắt đầu từ năm 2020.

Các nước châu Á đã hỗ trợ việc phát triển cơ sở hạ tầng bằng cách cung cấp bảo hiểm cho các trái phiếu cơ sở hạ tầng. Nhưng việc xây dựng có thể mất hơn một thập kỷ và sự chậm trễ là phổ biến, gây khó khăn cho việc phát hành trái phiếu để tài trợ cho các dự án hạ tầng ở các nước có nền kinh tế mới nổi. Điều này làm cho giải pháp vay vốn ngân hàng trở thành phổ biến.

Khung bảo hiểm mới dành cho việc vay vốn là một giải pháp đáp ứng tình huống này. Chương trình này trước tiên sẽ cung cấp bảo hiểm cho các khoản vay ngân hàng được thực hiện bằng đồng nội tệ. Sau khi việc xây dựng một dự án được hoàn thành, các quỹ đã được sử dụng để bảo hiểm cho dự án sẽ được chuyển đổi thành trái phiếu. Doanh thu thu được từ các dự án hạ tầng như đường bộ và sân bay sẽ được sử dụng để trả lãi cho những nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu.

Sự tham gia của Trung Quốc vào quỹ này rất đáng chú ý vì quốc gia này đã nâng cao vị thế của mình trong lĩnh vực cung cấp vốn cho cơ sở hạ tầng bằng việc đứng ra khởi xướng thành lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á AIIB, do Bắc Kinh lãnh đạo.

Nhật Bản đã thúc đẩy Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), được lãnh đạo bởi một tổng thống Nhật Bản kể từ khi thành lập, phải xem xét lại các điều khoản ưu đãi cho các khoản vay dành cho Trung Quốc. Tuy nhiên, Tokyo cũng đang tìm cách hợp tác với Bắc Kinh về lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng. Hợp tác giữa hai tổ chức AIIB và ADB là rất cần thiết, theo Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản, ông Haruhiko Kuroda, cho biết.

Bảo hiểm Dai-Ichi đang làm thay thẩm quyền của Tòa án?

Nhà đầu tư ngoại tiếp tục đổ bộ thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt

Đầu tiên, sa thải tất cả các đại lý bảo hiểm: Làm thế nào Lemonade, một startup kỳ lân Fintech được yêu thích bởi thế hệ Millenial, đang phá vỡ hoạt động kinh doanh của ngành bảo hiểm?

Lê Minh

Nikkei Asian Review

 

 

 

BÌNH LUẬN

Mời bạn tham gia bình luận
Điền tên của bạn ở đây