Làn sóng đầu tư của các công ty bảo hiểm Hàn Quốc là một phần của Chính sách “Hướng Về Phương Nam” mà Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã công bố vào năm ngoái, nhằm mục đích giảm sự phụ thuộc của Hàn Quốc vào Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Nga bằng cách mở rộng quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á và Ấn Độ. Ảnh: GAVIN FOO/Strait Times Singapore

Không chỉ Samsung, Mirae Asset hay Hanwha quan tâm và muốn phát triển mạnh mẽ hơn nữa tại thị trường Việt Nam, các tập đoàn kinh tế lớn khác của Hàn quốc như DB hay Shinhan cũng đang có động thái tìm kiếm cơ hội tại thị trường bảo hiểm nhân thọ đầy tiềm năng này.

Nếu Mirae Asset và Hanwha đã chính thức bước chân vào thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam với hình thức doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn, thì Samsung cũng đã “đặt một chân” vào thị trường khi đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam trong gần 10 năm qua. Tại Hàn Quốc, tập đoàn này luôn là đơn vị số 1 về mảng nhân thọ, do đó, theo giới chuyên gia, Samsung sẽ cân nhắc kỹ các bước đi cho phù hợp với vị thế.

“Nhiều khả năng Samsung đang tìm hiểu một thương vụ mua bán sáp nhập (M&A), hoặc mua cổ phần của doanh nghiệp lớn ở Việt Nam để có thể phát triển nhanh chóng ở thị trường này”, một chuyên gia trong ngành nhìn nhận.

Trong khi đó, một số tập đoàn kinh tế khác của Hàn Quốc đã bắt đầu “đánh tiếng”. Đại hội đồng cổ đông năm 2019 của hãng bảo hiểm phi nhân thọ PTI (có cổ đông chiến lược là DB – Hàn Quốc) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2019 với một nội dung rất mới và đáng chú ý. Đó là tìm cơ hội hợp tác với một công ty bảo hiểm nhân thọ, dù mới chỉ là định hướng kinh doanh trong thời gian tới.

Việc PTI, một hãng bảo hiểm phi nhân thọ tham vọng “bước chân” sang lĩnh vực nhân thọ không có gì ngạc nhiên, nhất là khi Công ty đang có sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ phía đối tác chiến lược đến từ Hàn Quốc là Tập đoàn DB. Có thể dễ dàng nhận thấy điều này qua việc thay đổi thị phần cũng như vị thế của PTI trong “sân chơi” phi nhân thọ.

Từ vị trí thứ 5 những năm trước, hiện tại, Công ty đứng vị trí thứ 3 trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, thứ 2 về bảo hiểm xe cơ giới và đang có nhiều tham vọng tại mảng bảo hiểm trực tuyến… Các thành viên thị trường cho rằng, những thành công bước đầu tại thị trường Việt Nam với mảng phi nhân thọ có thể khiến cho đối tác DB tính đến những chiến lược mới.

Năm 2019 đánh dấu 30 năm quan hệ đối thoại giữa Asean và Hàn Quốc, theoTổng thống Moon Jae-in lưu ý trong bài phát biểu khai mạc tại Hội nghị thượng đỉnh Asean-Hàn Quốc tại Trung tâm triển lãm và hội nghị quốc tế Suntec Singapore vào năm ngoái. Ảnh: Strait Times Singpore.

Theo các chuyên gia trong ngành, thị trường bảo hiểm Hàn quốc hiện đã bão hòa, dư địa tăng trưởng không còn khi gần 100% các hộ gia đình tại Hàn Quốc đã có bảo hiểm nhân thọ. Đây là lý do các doanh nghiệp bảo hiểm khó có thể tìm kiếm thêm sự tăng trưởng và khách hàng mới.

Trong khi đó, môi trường đầu tư vào ngành bảo hiểm ở thị trường Việt Nam được nhìn nhận rất thân thiện. Hệ thống pháp luật cũng mở cho các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này. Vì vậy, các tập đoàn như DB, Samsung, Shinhan hay một số doanh nghiệp khác đều tìm kiếm cơ hội và nhìn vào sự phát triển của các công ty bảo hiểm Hàn Quốc đang hoạt động ở Việt Nam như Hanwha Life hay Mirae Asset để đánh giá thị trường.

“Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam ngày càng cạnh tranh mạnh mẽ, tạo cơ hội cho những hãng bảo hiểm mới tham gia, đồng thời hình thành các thị trường ngách hấp dẫn nhờ có mức thâm nhập cơ bản thấp và triển vọng tăng trưởng cao. Theo tôi, đây là thời điểm thích hợp để đầu tư vào thị trường này”, Tổng giám đốc liên doanh bảo hiểm Mirae Asset Prévoir, ông Khamsaya Soukhavong nhìn nhận.

Cùng với đà phát triển của kinh tế Việt Nam, cũng như sự thay đổi thói quen của người tiêu dùng, các doanh nghiệp bảo hiểm đang đầu tư nhiều hơn cả về cơ sở hạ tầng lẫn công nghệ để nhanh chóng tiếp cận khách hàng mới.

Phân khúc dân số trẻ của Việt Nam được dự báo sẽ trở thành tầng lớp trung lưu trong tương lai với sự gia tăng đáng kể về thu nhập. Nhu cầu tiết kiệm và bảo vệ, trong đó sức khỏe là yếu tố chi phối, sẽ trở thành ưu tiên hàng đầu. Đây là tiền đề tốt cho các công ty bảo hiểm mới và chuẩn bị thâm nhập thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam.

Mặt trái của bancassurance: 274 nghìn khách hàng bị vỡ nợ, 25 nghìn ô tô bị thu hồi. Ngân hàng và công ty bảo hiểm phải bồi thường 400 triệu đô la Mỹ.

Khách vay TPBank phải mua bảo hiểm nhân thọ: Không ép nhưng…

Khuôn mặt của bạn có thể nói gì với người cho vay về việc bạn có đáng tin hay không

Ngọc Lan

ĐTCK

BÌNH LUẬN

Mời bạn tham gia bình luận
Điền tên của bạn ở đây