Hoạt động của lốc xoáy và bão nhiệt đới trong nửa cuối của năm 2019 đã đẩy giá trị tổn thất bảo hiểm tổng thể lên cao hơn so với nửa đầu năm, theo các ước tính sơ bộ của báo cáo sigma ban hành bởi Viện nghiên cứu Swiss Re Institute (Thụy Sĩ) tiết lộ, trong đó ghi nhận giá trị thiệt hại được bảo hiểm đã lên tới 50 tỷ đô la Mỹ từ các thảm họa tự nhiên.
Trên khắp các khu vực khác nhau trên phạm vi toàn cầu bao gồm cả Châu Á, những cơn bão và lốc xoáy nhiệt đới đã gây ra sự tàn phá nặng nề. Trong nửa đầu năm, siêu bão Fani tấn công vào Ấn Độ đã để lại những tác động hủy diệt to lớn và nỗi đau mất mát cho cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, yêu cầu bồi thường bảo hiểm lại rất thấp, do tỷ lệ thâm nhập bảo hiểm thấp.
Trong nửa cuối năm 2019, Nhật Bản đã bị hai siêu bão tàn phá trong một thời gian ngắn. Vào giữa tháng 9, siêu bão Faxai đã tấn công vùng Kanto bao gồm cả khu vực ngoại vi Tokyo, với thiệt hại được bảo hiểm liên quan ước tính khoảng 7 tỷ đô la Mỹ. Ngay sau đó, vào đầu tháng 10, siêu bão Hagibis đã tấn công cùng khu vực này, gây thiệt hại lan rộng hơn nữa trên khắp Nhật Bản. Tổng thiệt hại được bảo hiểm từ Hagibis ước tính khoảng 8 tỷ đô la Mỹ.
Sau một số năm tương đối yên bình, những sự kiện bảo hiểm xảy ra trong hai năm qua đã khẳng định rằng rủi ro của bão vẫn là một lỗ hổng lớn về phòng vệ đối với Nhật Bản. Các siêu bão Faxai và Hagibis đã tiếp nối siêu bão Jebi vào năm 2018, gây ra thiệt hại to lớn về bảo hiểm, lên tới gần 13 tỷ đô la Mỹ.
“Mùa bão năm nay đã làm nổi bật hơn nữa mức độ nguy ngập cao của các khu vực đô thị ở Nhật Bản đối với cả rủi ro gió bão và lũ lụt, bất chấp sự hiện diện của cơ sở hạ tầng có chức năng giảm thiểu hậu quả. Mặc dù biến đổi khí hậu không thể bị loại trừ là một yếu tố khuếch đại rủi ro, nhưng chắc chắn rằng ba sự kiện bảo hiểm cuối cùng đã xác nhận mô hình lịch sử của những cơn bão có sức tàn phá ghê gớm ở Nhật Bản vào giữa thế kỷ 20,” theo báo cáo sigma cho biết.
Trong khi đó, tổng thiệt hại được bảo hiểm toàn cầu bao gồm cả thiệt hại từ các thảm họa do con người tạo ra được ước tính là khoảng 56 tỷ đô la Mỹ. Con số thực sự đánh dấu mức sụt giảm từ 93 tỷ đô la Mỹ trong năm 2018 và giảm xuống dưới mức trung bình hàng năm là 75 tỷ đô la Mỹ của 10 năm trước.
Đồng thời, tổng thiệt hại kinh tế từ các thảm họa tự nhiên và nhân tạo đã giảm xuống còn khoảng 140 tỷ đô la Mỹ vào năm 2019 so với mức 176 tỷ đô la Mỹ của năm ngoái, trong đó các thảm họa tự nhiên đóng góp mức thiệt hại lên tới 133 tỷ đô la Mỹ.
Tuy nhiên, có thể nói rằng các ước tính tổn thất nói trên vẫn có thể thay đổi, vì không phải tất cả các sự kiện bảo hiểm gây ra tổn thất đều đã được đánh giá một cách toàn diện và đầy đủ.
Ấn Độ: Các công ty bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe có lợi nhuận giảm tới 90%
Trung Quốc: Chính phủ giới thiệu hệ thống phân loại cho các đại lý bảo hiểm và môi giới bảo hiểm
Lê Minh