Khung cảnh tại ga xe lửa Puri ở Odisha (Ấn Độ) sau khi siêu bão Fani hoành hành trên khắp khu vực. (Ảnh: Arijit Sen / HT PHOTO)

Với tổng giá trị các tổn thất kinh tế toàn cầu bắt nguồn từ NAT CAT và các thảm họa do con người gây ra trong nửa đầu năm nay đã lên tới 44 tỷ đô la Mỹ, chỉ có khoảng 19 tỷ đô la Mỹ, tương đương 42%, trong số những thiệt hại này đã được bảo hiểm, do có một số sự kiện thảm họa quy mô lớn lại xảy ra ở những khu vực có tỷ lệ thâm nhập bảo hiểm thấp, theo các ước tính sigma sơ bộ của Viện Swiss Re Institute cho biết.

Trong tổng số thiệt hại của nửa đầu của năm 2019, NAT CAT chiếm phần lớn, lên tới 40 tỷ đô la Mỹ, và 4 tỷ đô la Mỹ tổn thất còn lại là do các thảm họa do con người gây ra. Swiss Re lưu ý rằng con số tổn thất này thấp hơn rất nhiều so với mức 109 tỷ đô la Mỹ, là mức tổn thất kinh tế nửa đầu năm trung bình của giai đoạn 10 năm trước. Nó cũng thấp hơn mức tổn thất 51 tỷ đô la Mỹ đã được ghi nhận cho cùng kỳ năm trước.

Đồng thời, các tổn thất được bảo hiểm toàn cầu bắt nguồn từ NAT CAT đã giảm xuống còn 15 tỷ đô la Mỹ, so với mức 21 tỷ đô la Mỹ của năm trước, trong khi tổn thất được bảo hiểm từ các thảm họa nhân tạo đã giảm xuống còn 4 tỷ đô la Mỹ so với mức 5 tỷ đô la của năm trước.

Tại Ấn Độ, siêu bão và lốc xoáy Fani đã gây ra thiệt hại trên diện rộng và các tổn thất lớn không được bảo hiểm.

“Thực tế kinh nghiệm của nửa đầu năm nay một lần nữa cho thấy các vấn đề đáng lo ngại về khoảng trống bảo vệ hiện có ở các thị trường mới nổi. Ví dụ, siêu bão lốc xoáy Idai đã cho thấy các cộng đồng ven biển của châu Phi mong manh như thế nào. Và tại Ấn Độ, siêu bão và lốc xoáy Fani đã gây ra thiệt hại trên diện rộng và các tổn thất lớn không được bảo hiểm. Tương tự như vậy, bản chất và vị trí của các sự kiện bảo hiểm nhấn mạnh chủ đề của các hiểm họa thứ cấp chiếm phần lớn hơn trong gánh nặng tổn thất chung, như chúng tôi đã phân tích chi tiết hơn trong báo cáo thảm họa sigma gần đây nhất,” theo người đứng đầu mảng thảm họa thảm khốc của Swiss Re, ông Martin Bertogg, nhận định về các kết quả trên.

Đằng sau các tổn thất về NAT CAT, những thảm họa nguy hiểm thứ cấp như giông bão, mưa xối xả và tuyết rơi được khẳng định là nguyên nhân gây thiệt hại chính, vì chúng gây ra các tổn thất lớn nhất do sự tàn phá của gió và nước ở nhiều khu vực trên thế giới trong nửa đầu của năm 2019, với hơn 5,000 người bị thiệt mạng hoặc mất tích trong các sự kiện thảm họa của giai đoạn này.

Báo cáo Sigma của Swiss Re Institute ước tính tổng thiệt hại kinh tế của các sự kiện này là 32 tỷ đô la Mỹ, và chỉ có khoảng 13 tỷ đô la Mỹ trong số những thiệt hại này đã được bảo hiểm.

Tương tự như nửa đầu của năm 2018, một số nơi trên thế giới cũng trải qua những đợt nắng nóng cao độ và điều kiện thời tiết khô hạn trong năm nay, đặc biệt là ở châu Âu. Tác động đầy đủ của thời tiết mùa hè khắc nghiệt vẫn chưa được xác định.

“Những đợt nắng nóng dữ dội và những đợt khô hạn như chúng ta đã thấy trong vài năm qua dự kiến ​​sẽ trở nên thường xuyên hơn, làm trầm trọng thêm các điều kiện dẫn đến cháy rừng và thiệt hại về nông nghiệp. Chúng tôi cũng dự kiến sẽ có nhiều dạng mưa thay đổi hơn, vì nhiệt độ tăng lên làm cho bầu khí quyển sẽ chứa nhiều hơi nước hơn,” ông Bertogg cho biết.

Đòi bảo hiểm bồi thường 100 triệu, nạn nhân ngã ngửa vì mua phải giấy lộn

Doanh nghiệp phi nhân thọ lo hiệu quả khi đầu tư cho bancassurance

Thuê sát thủ giết mẹ để lấy tiền bảo hiểm, cứu bạn trai ra tù

Lê Minh

Asia Insurance Review

 

 

 

 

BÌNH LUẬN

Mời bạn tham gia bình luận
Điền tên của bạn ở đây