Trước đó, ông Trần Lục Lang bị khởi tố trong vụ án "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng" xảy ra tại BIDV.

HĐQT BIC đã cho thôi chức vụ Chủ tịch HĐQT của ông Trần Lục Lang và sẽ chính thức trình cổ đông thông qua việc miễn nhiệm vị trí thành viên HĐQT của ông Lục Lang, đồng thời bầu nhân sự mới thay thế cho nhiệm kỳ 2019-2024.

Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm BIDV (BIC), công ty con nơi BIDV đang sở hữu 51% vốn điều lệ vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2019.

Bầu bổ sung thành viên HĐQT thay thế ông Trần Lục Lang

Một tờ trình đáng chú ý trong đại hội lần này là việc thay đổi nhân sự tham gia HĐQT của BIC. Về việc thay thế nhân sự của BIDV cử tham gia HĐQT BIC, ngày 29/11/2018, BIDV đã có văn bản thôi cử ông Trần Lục Lang giữ chức vụ Chủ tịch BIC và thôi làm người đại diện 40% vốn góp tại đây. Tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên lần này, HĐQT BIC sẽ chính thức trình ĐHĐCĐ cổ đông thông qua việc miễn nhiệm thành viên HĐQT đối với ông Trần Lục Lang, đồng thời bầu bổ sung 1 thành viên thay thế cho ông Trần Lục Lang nhiệm kỳ 2019-2024.

Cựu Chủ tịch HĐQT của BIC, ông Trần Lục Lang.

Trước đó, ông Trần Lục Lang bị khởi tố trong vụ án “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” xảy ra tại BIDV. Ngay trong ngày có quyết định khởi tố, BIDV đã cho thôi chức vụ Phó Tổng Giám đốc của ông Trần Lục Lang tại ngân hàng. Đồng thời, HĐQT BIC cũng thống nhất cho thôi giữ chức vụ Chủ tịch BIC của vị này.

Kể từ cuối năm 2018 đến nay, BIC để trống vị trí Chủ tịch HĐQT. Ông Ramaswamy Athappan – Phó Chủ tịch HĐQT đang được giao đảm nhiệm chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch HĐQT đến khi có quyết định kiện toàn nhân sự Chủ tịch HĐQT mới.

Ngoài ra, tại BIC hiện nay, tổng số thành viên HĐQT là 7 thành viên, trong đó có 1 thành viên HĐQT là thành viên điều hành, 5 thành viên HĐQT là thành viên không điều hành, 1 thành viên HĐQT là thành viên độc lập. Theo đó, để đáp ứng quy định hiện hành, BIC sẽ bầu thêm 1 nhân sự tham gia làm thành viên HĐQT độc lập của BIC nhiệm kỳ 2019-2024.

Bên cạnh đó, do bà Đặng Thị Hồng Phương không còn đủ điều kiện để đảm nhiệm vị trí thành viên HĐQT độc lập tại BIC theo các quy định pháp luật hiện hành, HĐQT sẽ trình cổ đông thông qua việc miễn nhiệm chức vụ đối với bà Phương, đồng thời sẽ bầu bổ sung 1 thành viên khác thay thế vị trí này.

Mục tiêu lợi nhuận trước thuế 223 tỷ, chia cổ tức tỷ lệ 7%

Năm 2019, BIC đặt mục tiêu tổng doanh thu phát sinh phí bảo hiểm đạt 2.220 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 223 tỷ. BIC cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với ngân hàng BIDV, Co-op Bank để tiếp cận tối đa nguồn khách hàng vay vốn của các tổ chức này, đẩy mạnh hoạt động bán chéo sản phẩm qua hệ thống ngân hàng, tăng doanh thu từ Bancas. BIC cũng đặt mục tiêu mở rộng thêm quan hệ với một ngân hàng nữa cho hoạt động Bancas.

Năm 2018, tổng doanh thu phí bảo hiểm của BIC đạt 2.105 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 144 tỷ đồng. Sau khi trích lập các quỹ, lợi nhuận năm 2018 còn lại 78 tỷ đồng. Theo đó, lợi nhuận còn lại để chia cổ tức lũy kế đến ngày 31/12/2018 là 102,56 tỷ đồng. BIC dự kiến sẽ dùng 82 tỷ để chia cổ tức, tỷ lệ 7%.

Kế hoạch chuyển trụ sở chính theo yêu cầu của BIDV

Một nội dung đáng chú ý nữa là tờ trình chuyển trụ sở chính của BIC, được biết hiện được đặt tại tầng 16 tháp A Vincom, số 191 Bà Triệu, TP. Hà Nội. Việc chuyển trụ sở liên quan tới việc ngày 8/11/2018 ngân hàng BIDV đã có công văn yêu cầu BIC phải chuyển khỏi tòa nhà Vincom, 191 Bà Triệu muộn nhất là ngày 30/6/2019, lý do là vì nhu cầu địa điểm làm việc của ngân hàng BIDV tăng cao.

Hàn Quốc: Tổng tiền cho vay của các công ty bảo hiểm tăng trong năm 2018

Đài Loan: Các công ty bảo hiểm thúc đẩy thị trường ETF trái phiếu nổi sóng

Bảo hiểm sức khỏe kiểu ‘chơi hụi’ của Jack Ma: Hàng trăm triệu người cùng trả tiền khi có một thành viên bị bệnh nặng, mức phí nhỏ nhưng hiệu quả khổng lồ!

Theo Trí thức trẻ

BÌNH LUẬN

Mời bạn tham gia bình luận
Điền tên của bạn ở đây