Các nền kinh tế mới nổi trong APAC có khoảng cách bảo vệ tuyệt đối lớn nhất là 456 tỷ đô la Mỹ, chiếm gần 80% tổng giá trị khoảng cách bảo hiểm 572 tỷ đô la Mỹ của toàn khu vực.

Tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương (APAC), khả năng phục hồi bảo hiểm đã được cải thiện ở cả các nền kinh tế tiên tiến và mới nổi trong khu vực, theo các Chỉ số Phục hồi Kinh tế vĩ mô mới do Viện Swiss Re Institute của Thụy Sĩ và Trường Kinh tế Luân Đôn hợp tác phát triển.

Về mặt tương đối, chỉ số khả năng phục hồi bảo hiểm tổng hợp được cải thiện ở cả các nước tiên tiến và mới nổi trong khu vực APAC.

Khả năng phục hồi bảo hiểm (nhu cầu cần được bảo vệ so với khả năng có sẵn) được đánh giá cho ba rủi ro chính: đối với ba lĩnh vực rủi ro cốt lõi – thảm họa tự nhiên, tỷ lệ tử vong và chi tiêu chăm sóc sức khỏe.

Châu Đại Dương

Sự cải thiện lớn nhất về khả năng phục hồi bảo hiểm là ở Châu Đại Dương, nơi chỉ số này đã tăng 18 điểm phần trăm kể từ đầu thế kỷ lên 77%, khiến khu vực này trở thành khu vực địa lý kiên cường nhất từ ​​trước đến nay. Châu Đại Dương cũng có điểm số khả năng phục hồi cao nhất đối với các rủi ro thảm họa tự nhiên của bất kỳ khu vực nào trên thế giới, đạt mức 69%. Điều này phản ánh chính sách yêu cầu mua bảo hiểm động đất bắt buộc ở New Zealand và những thành công trong nỗ lực tăng cường bảo hiểm chống lũ lụt ở Úc.

Nhìn chung, nền kinh tế toàn cầu hiện có ít khả năng hấp thụ một cú sốc hơn so với năm 2007, khi bắt đầu cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Khoảng cách bảo vệ cao kỷ lục lên tới 1.2 nghìn tỷ đô la Mỹ cho ba lĩnh vực rủi ro đã mang lại cơ hội lớn cho các công ty bảo hiểm để tăng cường khả năng phục hồi. Ảnh minh họa.

Các nền kinh tế phát triển của APAC

Trong các quốc gia còn lại thuộc khối các nền kinh tế phát triển của APAC, chỉ số khả năng phục hồi bảo hiểm tổng hợp đã tăng bốn điểm phần trăm lên 59%, trong khi đối với các nền kinh tế mới nổi trong khu vực, chỉ số này chỉ tăng bảy điểm phần trăm lên 31%.

Các quốc gia phát triển của APAC có điểm số về khả năng phục hồi bảo hiểm cao nhất đối với các rủi ro tử vong của bất kỳ khu vực nào trên toàn cầu, đạt mức 62%. Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc và Nhật Bản nằm trong số những nền kinh tế có tỷ lệ thâm nhập bảo hiểm nhân thọ cao nhất thế giới, được thúc đẩy bởi các sản phẩm bảo hiểm mang tính năng tiết kiệm.

Các nền kinh tế mới nổi của APAC

Ở các quốc gia có nền kinh tế mới nổi thuộc APAC, mức độ bảo vệ của bảo hiểm chống lại ba rủi ro chính vẫn tiếp tục ở mức thấp hơn đáng kể so với các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Một phát triển đáng chú ý trong các nền kinh tế APAC mới nổi là khả năng phục hồi mạnh mẽ chống lại rủi ro về chi tiêu y tế, kết quả của các chương trình cải cách lấy cảm hứng từ bảo hiểm y tế toàn cầu đã được thực hiện ở Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.

Các nền kinh tế mới nổi trong APAC có khoảng cách bảo vệ tuyệt đối lớn nhất là 456 tỷ đô la Mỹ, chiếm gần 80% tổng giá trị khoảng cách bảo hiểm 572 tỷ đô la Mỹ của toàn khu vực.

Ở các quốc gia có nền kinh tế mới nổi thuộc APAC, mức độ bảo vệ của bảo hiểm chống lại ba rủi ro chính vẫn tiếp tục ở mức thấp hơn đáng kể so với các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Ảnh minh họa.

Toàn cầu

Nhìn chung, nền kinh tế toàn cầu hiện có ít khả năng hấp thụ một cú sốc hơn so với năm 2007, khi bắt đầu cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Khoảng cách bảo vệ cao kỷ lục lên tới 1.2 nghìn tỷ đô la Mỹ cho ba lĩnh vực rủi ro đã mang lại cơ hội lớn cho các công ty bảo hiểm để tăng cường khả năng phục hồi.

Ông Jerome Jean Haegeli, nhà kinh tế trưởng nhóm tại Swiss Re, cho biết: “Ngành bảo hiểm đã theo kịp với tiềm năng thua lỗ ngày càng tăng và có thể làm nhiều hơn để cải thiện khả năng phục hồi. Đặc biệt, các thị trường mới nổi được hưởng lợi mạnh mẽ hơn từ sự bảo vệ của bảo hiểm, so với các nền kinh tế phát triển thường có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận các nguồn vốn thay thế. ”

Các chỉ số phục hồi kinh tế vĩ mô mới sử dụng dữ liệu từ năm 2007 đến 2018 cho 31 quốc gia, chiếm khoảng 75% GDP của thế giới. Chúng bao gồm một dải phổ rộng các biến số, nhằm cung cấp một đánh giá toàn diện hơn về sức khỏe kinh tế so với chỉ sử dụng chỉ số GDP. Phân tích cho thấy 80% các quốc gia được lấy mẫu có điểm số về khả năng phục hồi thấp hơn trong năm 2018 so với năm 2007. Động lực chính của xu hướng này là sự cạn kiệt các lựa chọn về chính sách tiền tệ ở nhiều nền kinh tế phát triển và môi trường hoạt động đầy thách thức đối với ngành ngân hàng, ngay cả khi các định chế tài chính đã trở nên vững mạnh hơn kể từ cuộc khủng hoảng nổ ra.

Theo phân tích, Thụy Sĩ và Canada luôn nằm trong số ba quốc gia hàng đầu có sức chống đỡ kiên cường nhất trong thập kỷ qua. Hoa Kỳ đã cho thấy sự cải thiện ổn định từ mức thấp trong năm 2010. Năm ngoái, nước này đứng thứ ba, với nền tảng kinh tế mạnh mẽ, một lực lượng lao động hiệu quả và một thị trường vốn sâu rộng, cũng như các lựa chọn về chính sách ngân khố để giảm thiểu tác động của cú sốc kinh tế.

Hai lần giết vợ bất thành để trục lợi bảo hiểm 120 nghìn bảng Anh

Bảo hiểm trách nhiệm công cộng nhìn từ vụ cháy nhà máy Rạng Đông

Siêu bão Dorian mang tới đám mây u ám trên bầu trời đầy nắng của thiên đường Monte Carlo

Lê Minh

Asia Insurance Review

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BÌNH LUẬN

Mời bạn tham gia bình luận
Điền tên của bạn ở đây