Tỷ phú Li đã chi ra hơn 6 tỷ đô la Mỹ để thực hiện gần chục thương vụ thâu tóm trong sáu năm qua. Ảnh: SCMP.

HONG KONG (Reuters) – Tập đoàn bảo hiểm đang phát triển nhanh FWD đang tìm cách khởi động các hoạt động tại Trung Quốc trước khi tiến hành niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán và có kế hoạch thúc đẩy hoạt động kinh doanh phi nhân thọ ở châu Á, theo giám đốc điều hành của công ty này cho biết, trong bối cảnh một sự xáo trộn có thể làm rung chuyển cả thị trường bảo hiểm của khu vực.

FILE PHOTO: Logo của FWD được hiển thị tại sảnh của tòa nhà thương mại nơi một trong các văn phòng của tập đoàn được đặt tại Hồng Kông, Trung Quốc ngày 28 tháng 8 năm 2018. Ảnh: REUTERS / Bobby Yip / File photo.

Tập đoàn bảo hiểm FWD, thuộc sở hữu của tỷ phú Richard Li, doanh nhân nổi tiếng và là con trai của người giàu nhất Hồng Kông, ông Li Ka-shing, đã gây chú ý vào đầu tháng này với thương vụ trị giá 3 tỷ đô la Mỹ thâu tóm đơn vị bảo hiểm nhân thọ của ngân hàng Siam Commercial Bank ở Thái Lan, chỉ vài ngày sau khi nhà tỷ phú này đồng ý mua lại chi nhánh tại Hồng Kông của tập đoàn bảo hiểm Mỹ MetLife Inc – một thương vụ trị giá khoảng 300 triệu đô la Mỹ, theo một nguồn tin thân cận với vấn đề này cho biết.

Đã chi ra hơn 6 tỷ đô la Mỹ để thực hiện gần chục thương vụ thâu tóm trong sáu năm qua, FWD đã xây dựng sự hiện diện của mình ở các thị trường Hồng Kông và Ma Cao, Singapore, Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam.

FWD đã xin giấy phép để điều hành một liên doanh có tỷ lệ sở hữu đa số tại Trung Quốc, thị trường bảo hiểm số 2 thế giới, mà theo báo cáo của Swiss Re Institute, được dự báo sẽ chiếm tới 20% doanh thu phí bảo hiểm toàn cầu vào năm 2029, tăng từ mức 11% của năm 2018.

“Sẽ là rất tốt nếu chúng tôi vào được thị trường Trung Quốc, nhưng với triển vọng tăng trưởng ở khu vực ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á), lợi nhuận ổn định ở Nhật Bản, một cơ sở vững chắc ở Hồng Kông, cũng là một lợi thế rất hấp dẫn với các nhà đầu tư,” theo Giám đốc điều hành, ông Huỳnh Thanh Phong, cho biết trong khi thảo luận về tiềm năng của một đợt chào bán cổ phiếu công khai đầu tiên (IPO) trên thị trường chứng khoán.

Ông Phong từ chối cho biết cụ thể về thời gian của thương vụ IPO và nói rằng điều này sẽ do hội đồng quản trị và các cổ đông quyết định. Nhưng theo hai nguồn tin nắm được các kế hoạch này cho biết, FWD đang đặt mục tiêu IPO vào sáu tháng cuối năm 2020 – tùy thuộc vào tiến triển của hoạt động kinh doanh ở thị trường Trung Quốc.

FWD thâu tóm đơn vị bảo hiểm nhân thọ của ngân hàng Siam Commercial Bank ở Thái Lan với giá 3 tỷ USD.

Chiến trường bảo hiểm tại Châu Á

Tỷ phú Li đã đặt nền tảng cho FWD vào năm 2012 với thương vụ mua lại các đơn vị bảo hiểm của ngân hàng Hà lan ING tại các thị trường Hồng Kông, Ma Cao và Thái Lan với giá 2.1 tỷ đô la Mỹ và tiếp tục chiến lược thâu tóm sát nhập này kể từ thời điểm đó.

“Nếu thành lập một doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ thông thường, chúng tôi có thể phát triển hữu cơ trong năm đến bảy năm, hoặc có thể thực hiện các thương vụ M&A để rút ngắn khung thời gian đó,” theo ông Phong, người đã gia nhập FWD vào năm 2014 sau khi tập đoàn này chính thức ra mắt, nói với Reuters.

“Các thương vụ M&A trong ngành bảo hiểm ở Châu Á là rất hạn chế và chúng tôi phải rất linh hoạt để tìm kiếm cơ hội,” ông nói và cho biết thị trường Ấn Độ, nơi công ty đang tìm kiếm đối tác tiềm năng, và thị trường Úc là thị trường triển vọng khác mà FWD đang quan tâm.

Thị trường bảo hiểm châu Á, trị giá 1.7 nghìn tỷ đô la Mỹ tính theo doanh thu phí bảo hiểm, dự kiến ​​sẽ chiếm 42% tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn cầu vào năm 2029 so với mức khoảng một phần ba hiện nay, theo báo cáo của Swiss Re Institue cho biết.

“Không có nhiều công ty bảo hiểm hàng đầu châu Á cần phải khắc phục các giới hạn về khoảng cách địa lý thông qua chiến lược M&A, vì vậy đây là thời điểm tốt để trở thành bên thâu tóm nếu có đủ nguồn vốn và lý do để thực hiện các giao dịch này,” theo một chuyên gia ngân hàng đầu tư về mua bán sát nhập đã tư vấn cho FWD trong một giao dịch, cho biết.

Châu Á cũng đang chuẩn bị cho sự kiện chia tách các hoạt động kinh doanh quốc tế của tập đoàn bảo hiểm Vương quốc Anh Prudential, dẫn đầu là đơn vị kinh doanh bảo hiểm tại châu Á, với 15 triệu khách hàng bảo hiểm nhân thọ và 117 tỷ đô la Mỹ tổng tài sản, theo báo cáo thường niên năm 2018 của Prudential cho biết.

Thương vụ chia tách nói trên sẽ tạo điều kiện cho Prudential Châu Á có khả năng tiếp cận nguồn vốn dồi dào hơn để có thể sử dụng cho chiến lược mua bán sát nhập, theo các chuyên gia ngân hàng đầu tư cho biết.

Tỷ phú Li đã đặt nền tảng cho FWD với thương vụ mua lại các đơn vị bảo hiểm của ngân hàng Hà lan ING tại các thị trường Hồng Kông, Ma Cao và Thái Lan với giá 2.1 tỷ đô la Mỹ. Ảnh: Forbes.

Tình hình tài chính của FWD

So với các đại gia trong khu vực như AIA và Prudential, FWD vẫn còn có quy mô nhỏ: năm triệu khách hàng của tập đoàn mang lại 30 tỷ đô la tổng tài sản, so với con số 230 tỷ đô la của tập đoàn bảo hiểm AIA.

Ngoài tỷ phú Li, các cổ đông thiểu số khác trong FWD bao gồm Swiss Re, đã tham gia với 12.3% cổ phần vào năm 2013, quỹ đầu tư chính phủ GIC của Singapore và công ty đầu tư cổ phần tư nhân của Trung Quốc Hopu Investments.

FWD cho đến nay đã sử dụng một hỗn hợp gồm nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản nợ để tài trợ cho các thương vụ M&A, theo hai nguồn tin được trích dẫn nói trên cho biết. Ông Phong nói rằng các cổ đông của công ty “cực kỳ ủng hộ” chiến lược mở rộng quy mô và công ty có kỷ luật rất cao về quản lý tài chính, nhưng từ chối cung cấp thông tin chi tiết cụ thể về tỷ lệ đòn bẩy tài chính của tập đoàn.

Những đồn đại về kế hoạch IPO và các kế hoạch gọi vốn khác đã tăng lên khi FWD tiến hành mở rộng thị trường. Đầu tháng này, công ty tư vấn xếp hạng tín nhiệm Moody’s của Mỹ đã cắt giảm triển vọng xuống mức ổn định, sau khi FWD mua lại chi nhánh kinh doanh của MetLife tại Hồng Kông.

Hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch cũng đưa công ty “vào nhóm “theo dõi tín nhiệm” vì các rủi ro M&A có thể tác động tới nguồn vốn của công ty, khả năng trả nợ, và mức độ linh hoạt về tài chính.

Công ty bảo hiểm nhân thọ FWD Life HK, chiếm gần một nửa tài sản của tập đoàn và là công ty bảo hiểm nhân thọ lớn thứ chín ở Hồng Kông, đã tăng gấp đôi doanh thu kể từ khi ra mắt và đạt 2 tỷ đô la Mỹ vào năm 2017, theo báo cáo của Moody’s cho biết.

Hồng Kông, Thái Lan và Nhật Bản là ba thị trường hàng đầu tính theo số lượng khách hàng.

Tại Nhật Bản, nơi tập đoàn ra mắt vào năm 2017 với thương vụ mua lại doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ của Tập đoàn bảo hiểm Mỹ AIG, doanh thu phí bảo hiểm của hợp đồng khai thác mới đã tăng 39% lên 378 triệu đô la Mỹ vào năm ngoái. Doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới ở thị trường Thái Lan đã giảm 10% xuống còn 198 triệu USD, theo tài liệu của công ty mà Reuters đã được xem.

Đẩy mạnh kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ

Ông Phong cho biết, các thương vụ M&A tiếp theo của FWD dự kiến sẽ tập trung vào mảng kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, bao gồm bảo hiểm ô tô, bảo hiểm bất động sản và bảo hiểm du lịch.

FWD đang “rất tích cực” tìm kiếm cơ hội thâu tóm các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở Đông Nam Á để bổ sung cho các hoạt động kinh doanh hiện có ở Hồng Kông và Singapore, ông Phong cho biết và nói thêm bảo hiểm nhân thọ sẽ vẫn đóng vai trò chủ chốt trong các hoạt động kinh doanh của tập đoàn.

Tập đoàn FWD trong những tháng gần đây đã tuyển dụng các giám đốc điều hành cấp cao, một số trong số họ đến từ tập đoàn AIG, để thực hiện các kế hoạch kinh doanh phi nhân thọ của mình, theo hai nguồn tin nói trên cho biết và từ chối tiết lộ doanh tính vì họ không được phép nói chuyện với giới truyền thông.

Prudential đang giành giật quyết liệt với FWD để ký hợp đồng bancassurance với Vietcombank trị giá 1 tỷ USD

Bị kiện vì sa thải nhân viên, công ty bảo hiểm Prudential không thực hiện cung cấp tài liệu

Bị Tổng đại lý bảo hiểm Mỹ Việt kiện ra toà, AIA Việt Nam phản tố

“Ôm” gần 40 tỷ đồng bỏ trốn, nữ nhân viên bảo hiểm nhân thọ lĩnh 27 năm tù

Lê Minh

Theo Reuters

 

 

 

BÌNH LUẬN

Mời bạn tham gia bình luận
Điền tên của bạn ở đây