Chủ tịch của ngân hàng HSBC, ông Mark Tucker, cũng là một bậc thầy về Thiền, đang sẵn sàng cho cuộc chiến giành giật khối tài sản tại châu Á của tập đoàn bảo hiểm Aviva. Ảnh minh họa: Financial Times.

Kể từ khi bị khốn đốn trong cuộc khủng hoảng tài chính, HSBC Holdings Plc luôn ở trong tư thế bán tài sản hơn là mua. Nhưng giờ đây khi đã đến lúc mua sắm, ngân hàng này sẵn sàng vung tiền không tiếc tay.

HSBC đang nhắm đến khối tài sản tại châu Á của tập đoàn bảo hiểm Aviva Plc của Anh hiện đang gặp khó khăn, có thể trị giá từ 3 tỷ đến 4 tỷ USD, theo các phóng viên của Bloomberg đã đưa tin hôm thứ Năm. Điều đó sẽ khiến thương vụ này trở thành một trong những giao dịch mua bán lớn nhất của ngân hàng kể từ khi họ mua lại công ty cho vay dưới chuẩn Household International với giá 15.5 tỷ đô la vào năm 2003.

Giá đắt, nhưng có thể sẽ mang lại lợi ích lớn. Ảnh: Jason Alden / Bloomberg

Ngân hàng có trụ sở tại London này cần chuẩn bị sẵn sàng để móc hầu bao ra thật nhiều tiền: Aviva chắc chắn sẽ có nhiều đối thủ lớn theo đuổi để chinh phục. Trong khi tập đoàn này đã gặp khó khăn ở châu Á, một bên mua có sự hiện diện trong khu vực có thể sẽ thành thạo hơn trong việc khắc phục các rào cản pháp lý của một thị trường khá phân mảnh. Phần lớn tài sản châu Á của Aviva tập trung ở Singapore, nơi một lượng lớn cư dân giàu có đã giúp tổng doanh thu phí bảo hiểm gộp tăng 13% mỗi năm trên toàn ngành bảo hiểm, theo công ty tư vấn Bain&Co cho biết. Aviva có tới 885,000 khách hàng ở quốc gia Đông Nam Á này và là công ty bảo hiểm lớn thứ sáu tại Singapore năm ngoái – đứng trên cả HSBC. Chuyên gia phân tích Steven Lam của Bloomberg Intelligence cho biết, công ty bảo hiểm này chiếm tới 4.2% tổng tài sản bảo hiểm của đảo quốc này trong năm 2018.

Singapore sẽ bảo vệ bạn

Lợi nhuận hoạt động được điều chỉnh của Aviva năm ngoái từ quốc đảo này là 141 triệu bảng Anh (171 triệu đô la Mỹ), chiếm phần lớn lợi nhuận từ các hoạt động bảo hiểm châu Á của Aviva.

Nguồn: Bloomberg Intelligence. Lưu ý: Số liệu của châu Á không bao gồm các công ty Friends Provident và Đài Loan.

Một tài sản lớn, hiếm có như Aviva chắc chắn sẽ thu hút rất mạnh sự quan tâm của tập đoàn bảo hiểm FWD Group Ltd., mà tỷ phú Hồng Kông Richard Li đã xây dựng từ đống tro tàn của công ty bảo hiểm Hà Lan ING Groep NV. FWD, được cho là đang chuẩn bị cho đợt niêm yết cổ phiếu IPO, hiện cũng đang bận rộn thu mua tài sản: Cuối năm ngoái, tập đoàn này đã giành được 80% cổ phần của công ty bảo hiểm nhân thọ Commonwealth Bank of Australia với giá 426 triệu đô la Úc (302 triệu đô la Mỹ).

Tỷ phú Li đã chi ra hơn 6 tỷ đô la Mỹ để thực hiện gần chục thương vụ thâu tóm trong sáu năm qua. Ảnh: SCMP.

Người Nhật, trong khi đó, đã nhiều năm khao khát có được các tài sản bảo hiểm ở khu vực Đông Nam Á trong nhiều năm, do mức độ tăng trưởng thấp và lợi suất trái phiếu âm tại thị trường bản địa đã làm sụt giảm nguồn tiền tiết kiệm của một đất nước có dân số đang già đi nhanh chóng. Chỉ trong tuần này, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Taiyo Life Insurance của Nhật Bản cho biết họ sẽ mua lại 35% cổ phần của Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Capital Life Insurance của Myanmar. Tập đoàn bảo hiểm Tokio Marine Holdings Inc. đã mua các doanh nghiệp bảo hiểm tại Thái Lan và Indonesia của Công ty Bảo hiểm Insurance Australia Group có trụ sở tại Sydney, với giá khoảng 525 triệu đô la Úc (355 triệu đô la Mỹ) triệu) vào năm ngoái, và đã công khai bày tỏ tham vọng đối với thị trường Đông Nam Á.

Liệu đây sẽ là ông chủ mới của Aviva châu Á? Chủ tịch của ngân hàng HSBC, ông Mark Tucker (trong ảnh), đã từng điều hành cả AIA và Prudential, đều là hai kỳ phùng địch thủ lớn nhất nhì trên thị trường bảo hiểm châu Á. Ảnh: Financial Times.

Điều này có ý nghĩa là HSBC sẽ rất háo hức để nhảy vào tranh giành: Chủ tịch của ngân hàng, ông Mark Tucker, là một siêu quyền lực trong ngành bảo hiểm, đã từng điều hành AIA Group Ltd. và Prudential Plc trước đây. Các cuộc biểu tình gần đây tại Hồng Kông đang gây áp lực cho ngân hàng, nơi đem lại hơn một nửa lợi nhuận trước thuế từ thành phố là thuộc địa cũ của Anh, để đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, giống như các công ty khác có cơ sở lớn trong thành phố này đã làm. Hôm thứ Năm, HSBC đã phá vỡ sự im lặng và kêu gọi tìm giải pháp hòa bình đối với những căng thẳng xung đột trong một trang quảng cáo đăng trên báo.

Với mức giá trung bình trong khoảng giá từ 3 tỷ đến 4 tỷ đô la Mỹ, gấp 22 lần lợi nhuận hoạt động được điều chỉnh năm 2018 của Aviva, những viên ngọc này đang trở nên đắt đỏ. Mức giá này có hệ số ngang bằng với giá trị thị trường của cổ phiếu AIA, công ty bảo hiểm lớn nhất châu Á, hiện đang giao dịch trên thị trường. Các bên đấu thầu nên chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc đại chiến về mức giá để có thể giành được chiến thắng.

Ngân hàng HSBC đang đàm phán thâu tóm bộ phận kinh doanh bảo hiểm tại châu Á của tập đoàn Aviva, trong một nỗ lực nhằm đa dạng hóa mô hình kinh doanh

Aviva thừa nhận đang xem xét phương án cho bộ phận kinh doanh tại châu Á, có khả năng sẽ bán lại đơn vị này

Lê Minh

Theo Bloomberg

 

 

BÌNH LUẬN

Mời bạn tham gia bình luận
Điền tên của bạn ở đây