Người dân băng qua đường tại ngã tư trong khu thương mại trung tâm ở Bắc Kinh, Thứ Sáu, ngày 24 tháng 5 năm 2019. (Ảnh: AP Photo / Mark Schiefelbein)

Số vốn huy động được sẽ dành cho việc xây dựng một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp về bảo hiểm chăm sóc sức khỏe và áp dụng trí tuệ nhân tạo AI vào các sản phẩm của mình.

Waterdrop, một nền tảng bảo hiểm trực tuyến của Trung Quốc được chống lưng bởi gã khổng lồ về công nghệ Tencent, đã huy động được hơn một tỷ nhân dân tệ (145 triệu đô la Mỹ) trong vòng tài trợ do công ty đầu tư cổ phần tư nhân Boyu Capital dẫn đầu.

Những nhà đầu tư khác của vòng huy động vốn series C này bao gồm CICC Capital, trong khi các nhà đầu tư của vòng trước đó bao gồm Tencent và Gaorong Capital cũng tham gia, theo công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Bắc Kinh cho biết trong một bản thông cáo vào hôm thứ Tư.

Được thành lập bởi cựu giám đốc điều hành nền tảng giao nhận thức ăn trực tuyến Meituan Dianping, ông Shen Peng, vào năm 2016, Waterdrop khởi sự là một nền tảng gây quỹ cộng đồng chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân và gia đình của họ, trước khi chuyển sang bán bảo hiểm trực tuyến.

Công ty đã hoàn thành vòng huy động vốn series B trị giá 500 triệu nhân dân tệ do Tencent dẫn đầu vào tháng Ba vừa qua. Gã khổng lồ internet và Boyu Capital đều là những nhà đầu tư tổ chức quan trọng, theo Waterdrop cho biết.

Còn được gọi là Shuidi trong tiếng Trung, Waterdrop môi giới các hợp đồng bảo hiểm với phí bảo hiểm hàng năm đạt trên 500 triệu nhân dân tệ trong tháng Năm, theo công ty cho biết. Khoảng 90 phần trăm người dùng đã mua sản phẩm bảo hiểm trực tuyến đầu tiên của họ thông qua nền tảng này.

Công ty bảo hiểm Ping An, Taiping Trung Quốc và Công ty bảo hiểm nhân dân Trung Quốc nằm trong số các công ty bảo hiểm bán sản phẩm thông qua Waterdrop. Công ty không tính phí hoa hồng cho các giao dịch gây quỹ cộng đồng để thực hiện các phương pháp điều trị y tế.

“Nguồn vốn mới mới sẽ dùng để xây dựng một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp về bảo hiểm y tế và áp dụng trí tuệ nhân tạo trong phát triển sản phẩm và yêu cầu bồi thường,” theo ông Shen, người sáng lập công ty kiêm giám đốc điều hành, cho biết.

Trong một tuyên bố, Waterdrop cho biết có thể kết hợp các sản phẩm bảo hiểm với việc cứu trợ tài chính cho những người bị bệnh, và một mô hình như vậy có thể giúp lấp đầy khoảng trống về bảo hiểm phúc lợi của các gia đình Trung Quốc, theo ông Huang Kai, giám đốc điều hành của Boyu Capital, cho biết.

Trung Quốc là thị trường bảo hiểm lớn thứ ba thế giới và dự kiến ​​sẽ có mức phí bảo hiểm tăng gấp bốn lần lên 2.36 nghìn tỷ USD vào năm 2032, vượt qua Mỹ để trở thành thị trường bảo hiểm số 1 thế giới, theo công ty tái bảo hiểm Swiss Re, trụ sở tại Zurich, cho biết.

Grab, Ant Financial đổ tiền vào các dịch vụ tài chính Đông Nam Á

Bên cạnh Waterdrop, nền tảng bảo hiểm WeSure của Tencent và Ant Financial, một chi nhánh của Tập đoàn Alibaba, cũng là công ty nắm sở hữu tại Bưu điện Trung quốc, đã thâm nhập vào thị trường bảo hiểm trực tuyến trong những năm qua bằng cách sử dụng các dịch vụ hỗ trợ công nghệ.

Xiang Hu Bao, một sản phẩm bảo hiểm chăm sóc sức khỏe của Ant Financial, đã thu hút 65 triệu khách hàng kể từ khi ra mắt vào tháng Mười. Sản phẩm cho phép người dùng trả một khoản phí nhỏ hàng tháng để góp vào thành khoản dự trữ chung nhằm giúp các thành viên bị mắc các bệnh nghiêm trọng.

WeSure cho biết vào tháng 12, nền tảng này đã thu hút 20 triệu người dùng hoạt động hàng tháng. Khách hàng mua bảo hiểm lần đầu đang ngày càng trẻ hơn, theo công ty cho biết, với gần 40% người dùng internet dưới 24 tuổi đã mua hợp đồng bảo hiểm đầu tiên của họ.

Hợp tác bảo hiểm – ngân hàng: Cạnh tranh khốc liệt, kẻ ở người đi

Điều khoản hợp đồng bảo hiểm không rõ ràng, phải ưu tiên bên yếu thế

Khuôn mặt của bạn có thể nói gì với người cho vay về việc bạn có đáng tin hay không

Lê Minh

Theo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng

BÌNH LUẬN

Mời bạn tham gia bình luận
Điền tên của bạn ở đây