Một bức ảnh được Hải quân Hoa Kỳ cung cấp cho thấy các máy bay chiến đấu Super Hornet F / A-18F đang bay theo đội hình yểm trợ trên tàu sân bay USS Abraham Lincoln vào ngày 9 tháng 2 năm 2012. (Ảnh: EPA-EFE / REX)

Tương lai của ngành bảo hiểm hàng hải toàn cầu vẫn tỏ ra không chắc chắn trước bối cảnh rủi ro đang chìm ngập bởi các cuộc xung đột thương mại Mỹ-Trung, sự thù địch đối đầu ở Trung Đông, mức độ nợ nần đang tăng, và bất ổn về chính trị đang gia tăng ở nhiều khu vực.

Trên thực tế, lĩnh vực bảo hiểm này đã không có sự tăng trưởng thị trường thực sự trong năm 2018, do hậu quả của thương mại và đầu tư thế giới đang chậm lại và sự sụt giảm GDP theo số liệu thống kê năm 2019 do Liên minh Bảo hiểm Hàng hải Quốc tế (IUMI) vừa công bố gần đây.

Các chiến binh nổi dậy Houthi ở Sana, Yemen, vào tháng 8. Các chuyên gia của Liên Hợp Quốc cho biết Iran đã cung cấp cho nhóm này máy bay không người lái và tên lửa. Loại vũ khí được sử dụng trong cuộc tấn công vào các cơ sở lọc dầu của Arab Saudi vẫn chưa được xác định chắc chắn. Ảnh: Hani Mohammed / Associated Press

Năm 2018, tổng doanh thu phí bảo hiểm hàng hải toàn cầu được công bố là 28.9 tỷ đô la Mỹ, với Châu Âu và Châu Á Thái Bình Dương đóng góp phần lớn với tỷ lệ tương ứng là 46.4% và 30.7%.

Từ năm 2017 đến 2018, doanh thu phí bảo hiểm chỉ ghi nhận ​sự tăng trưởng khiêm tốn 1% duy nhất từ lĩnh vực bảo hiểm hàng hóa, với những thay đổi về điều kiện khung là lý do nhiều khả năng nhất gây ra sự gia tăng nói trên.

Khi những thách thức đáng kể đang đối mặt với thị trường, sự gia tăng tỷ lệ phần trăm duy nhất này được cho là không thể hiện một sự cải thiện thị trường thực sự, khi các lĩnh vực khác của ngành hàng hải bị đình trệ hoặc bị sụt giảm thêm.

Sự trỗi dậy của châu Á trong bảo hiểm hàng hải

Con số tổng doanh thu phí bảo hiểm năm 2019 cũng cho thấy một phần doanh thu ngày càng tăng của mảng kinh doanh bảo hiểm hàng hải toàn cầu được đóng góp từ châu Á, làm giảm đi sự thống trị của châu Âu và đặc biệt là các thị trường bảo hiểm hàng hải London.

Tàu chở dầu Al Marzoqah một ngày sau khi con tàu này bị tấn công bên ngoài cảng Fujairah ở vùng biển thuộc địa phận Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Ảnh: EPA-EFE

Từ góc độ kinh tế vĩ mô, châu Á-Thái Bình Dương sẽ chiếm 57% tăng trưởng GDP thực tế toàn cầu từ năm 2018 đến năm 2028, với Trung Quốc đóng góp 35.6% và Ấn Độ đóng góp 8.8%.

Tuy nhiên, sự tăng trưởng chậm lại hiện đang được ghi nhận ​​ở thị trường Trung Quốc, kéo theo sự sụt giảm chung trên toàn châu Á.

Nền kinh tế Trung Quốc đang bị tác động bởi giá dầu tăng, có tác động đáng kể đến chi phí, thêm vào đó, điều kiện thương mại khắt khe của Mỹ sẽ làm giảm thêm mức tăng trưởng của Trung Quốc khoảng 0.2%.

Do đó, tăng trưởng GDP toàn cầu thực tế dự kiến ​​sẽ chậm lại, từ 3.2% trong năm 2018 xuống còn 2.7% trong năm 2019 và 2020.

Báo cáo thống kê của IUMI năm 2019 cho biết, việc điều chỉnh giảm liên tục của tốc độ tăng trưởng thương mại toàn cầu sẽ không tỏ ra hữu ích đối với các hoạt động khai thác bảo hiểm hàng hải, và những bất ổn toàn cầu đang diễn ra sẽ tiếp tục tác động đến tất cả các phân khúc của thị trường bảo hiểm, trong đó mảng bảo hiểm năng lượng ngoài khơi và bảo hiểm hàng hóa sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Myanmar: Giấy phép bảo hiểm chính thức được cấp cho các tập đoàn bảo hiểm nước ngoài

Đài Loan: Bảo hiểm bắt buộc cho Uber Eats, tài xế Foodpanda

Gặp khó trong bán bảo hiểm tàu cá, vì sao?

Lê Minh

Asia Insurance Review

 

 

 

 

BÌNH LUẬN

Mời bạn tham gia bình luận
Điền tên của bạn ở đây