Trung Quốc và Nhật Bản, hai thị trường bảo hiểm lớn nhất ở châu Á, có những cách tiếp cận khác nhau về cơ bản đối với khuôn khổ các quy định về khả năng thanh toán. Ảnh: Conde Nast.

Trong một báo cáo vừa được công bố, công ty Dịch vụ Nhà đầu tư Moody’s Investors Serices (Mỹ) đã nêu bật các nguyên tắc cơ bản độc nhất vô nhị của thị trường bảo hiểm Trung Quốc và Nhật Bản, đồng thời đưa ra sự so sánh giữa quy định thanh toán bảo hiểm của Trung Quốc và thực tiễn khả năng thanh toán của Nhật Bản đối với quy định về Khả năng thanh toán II của Châu Âu (Solvency II).

Moody’s nhận định rằng Trung Quốc và Nhật Bản, hai thị trường bảo hiểm lớn nhất ở châu Á, có những cách tiếp cận khác nhau về cơ bản đối với khuôn khổ các quy định về khả năng thanh toán của họ.

Phó chủ tịch kiêm chuyên gia phân tích cấp cao của Moody’s, ông Frank Yuen, cho biết: “Hệ thống khả năng thanh toán theo định hướng rủi ro của Trung Quốc (gọi tắt là C-ROSS) được cấu trúc theo cách tương tự như Solvency II, nhưng cũng được cấu trúc sao cho phù hợp hơn với giai đoạn phát triển của ngành bảo hiểm của quốc gia và giai đoạn phát triển của thị trường tài chính Trung Quốc.

Hệ thống C-ROSS của Trung Quốc được xây dựng dựa trên khung pháp lý gồm ba trụ cột, tương tự như các quốc gia châu Âu. Tuy nhiên, hệ thống này tuân thủ theo các quy định kế toán GAAP của Trung Quốc, lấy đó làm cơ sở cho việc định giá, khiến cho tỷ lệ khả năng thanh toán của các công ty bảo hiểm Trung Quốc ít bị nhạy cảm hơn đối với cá biến động ngắn hạn của thị trường vốn. Điều này có nghĩa là các quy định của Trung Quốc phản ánh nhiều hơn về thời gian nắm giữ dài hạn các khoản đầu tư của các công ty bảo hiểm. Nhìn chung, cách tiếp cận khác biệt của C-ROSS về tiêu chuẩn công bố thông tin và chi phí nguồn vốn đã dẫn đến các yêu cầu về vốn thấp hơn đối với các rủi ro về vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng, đồng thời cũng làm giảm khả năng so sánh tương thích với các quy định về Khả năng thanh toán Sovency II.

Đồng thời, C-ROSS cũng đang giúp thúc đẩy và thống nhất hóa các thực tiễn tốt nhất về quản lý rủi ro trong ngành bảo hiểm Trung Quốc, khi áp dụng các công cụ giám sát điều hành bởi cơ quan quản lý một cách sâu rộng hơn. C-ROSS Giai đoạn II sắp tới của Trung Quốc sẽ đưa ra các yêu cầu về vốn nghiêm ngặt hơn, theo đó tính minh bạch về rủi ro tài sản sẽ được cải thiện.

So với Trung Quốc, có sự khác biệt lớn giữa các công ty bảo hiểm Nhật Bản về việc công bố các số liệu kinh tế, do các thông lệ về khả năng thanh toán kinh tế (ESR) đang được áp dụng bởi các công ty bảo hiểm dựa trên cơ sở tự nguyện. Trong khi các công ty bảo hiểm Nhật Bản tính toán ESR theo những cân nhắc riêng, họ vẫn có thể nâng cao uy tín bằng cách cải thiện tính minh bạch và giải thích rõ ràng về quy trình này. Moodys dự kiến ​​sự phát triển này sẽ tạo điều kiện cho sự hiểu biết và giám sát phù hợp của các bên liên quan, cũng như tăng cường tính kỷ luật của thị trường.

“Thực tiễn ESR của Nhật Bản được thúc đẩy chủ yếu bởi quản trị rủi ro doanh nghiệp và gần giống với thực tiễn của Solvency II về phương pháp định lượng, trong đó cả hai thực tiễn đều phù hợp với xu hướng toàn cầu về lập mô hình vốn kinh tế. Thực tiễn ESR của Nhật Bản thường xuyên được tham chiếu đến tiêu chuẩn Solvency II và Tiêu chuẩn Vốn bảo hiểm toàn cầu dựa trên rủi ro (ICS),” theo Phó chủ tịch của Moody kiêm chuyên gia phân tích cao cấp, ông Soichiro Makimoto, cho biết.

Vụ Tập đoàn Thái Hòa: Bảo hiểm rủi ro hàng hóa mất hiệu lực?

Đài Loan: Nhà lập pháp đề xuất các ưu đãi thuế cho người mua bảo hiểm động đất

Không thể có tiền thanh toán cho phẫu thuật? Ở Trung Quốc, hàng triệu người sẽ đóng góp nửa xu để chi trả cho bạn

Lê Minh

Asia Insurance Review

 

 

BÌNH LUẬN

Mời bạn tham gia bình luận
Điền tên của bạn ở đây