Giàn giáo bị sập tại một nhà để xe nhiều tầng tại sân bay Haneda của thủ đô Tokyo. Ảnh: Kyodonews.

RMS, một công ty phân tích và lập mô hình rủi ro toàn cầu, đã ước tính giá trị các tổn thất được bảo hiểm do siêu bão Faxai gây ra sẽ nằm trong khoảng từ 5 tỷ đến 9 tỷ đô la Mỹ.

Dự báo này bao gồm các thiệt hại về tài sản và gián đoạn kinh doanh do gió bão và lũ lụt ven biển gây ra cho các các mảng sản phẩm bảo hiểm nhà tư nhân, công trình thương mại, công nghiệp, hàng hải và ô tô – bao gồm cả thị trường tư nhân và thị trường tương hỗ, theo RMS cho biết.

Các yếu tố làm tăng mức độ trầm trọng của tổn thất sau thảm họa bao gồm: sự gia tăng về chi phí vật liệu và chi phí lao động do Thế vận hội mùa hè sắp tới, gián đoạn kinh doanh do mất điện kéo dài, và các tổn thất về ô tô.

Ước tính này dựa trên phân tích của trường gió và miền lũ lụt ven biển, được tái tạo bởi RMS thông qua mô hình Typhoon HD của Nhật Bản. Ngoài ra, các ước tính tổn thất của ngành bảo hiểm bao gồm dữ liệu và các thông tin chi tiết có được từ phân tích hình ảnh trên không và khảo sát tại hiện trường của các chuyên gia lập mô hình làm việc tại văn phòng RMS ở Tokyo.

Bà Margaret Joseph, quản lý cấp cao của RMS, cho biết, “Siêu bão Faxai là một trong những cơn bão đổ bộ mạnh nhất được ghi nhận ở vùng Kanto và là cơn bão đổ bộ mạnh nhất ở khu vực này, đã làm ảnh hưởng đến toàn bộ vùng ngoại vi của Tokyo, kể từ khi xảy ra siêu bão Ma-on vào năm 2004.”

Faxai đã trải qua một chu kỳ thay thế tường mắt bão ngay trước khi đổ bộ vào đất liền, khiến cho suy yếu tốc độ gió; tuy nhiên, một khu vực rộng hơn đã phải hứng chịu các cơn gió mạnh nhất do trường gió được mở rộng.” Siêu bão Faxai đã đổ bộ vào Nhật Bản vào ngày 8 tháng 9.

Trong khi đó, ngân hàng Đức Deutsche Bank đã ước tính rằng bốn tập đoàn tái bảo hiểm toàn cầu – Swiss Re, Munich Re, Hannover Re và SCOR – sẽ phải chịu tổn thất đáng kể từ Faxai. Các nhà phân tích ngân hàng dự kiến ​​Swiss Re sẽ gánh chịu một khoản lỗ trị giá khoảng 400 triệu đô la Mỹ.

Cập nhật pháp luật: Đào tạo, cấp chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm

Mua bảo hiểm nhân thọ: Khách hàng lo bị ‘vắt chanh bỏ vỏ’

Ấn Độ: Chính phủ thắt chặt các quy định về bán bảo hiểm du lịch

Lê Minh

Asia Insurance Review

 

 

BÌNH LUẬN

Mời bạn tham gia bình luận
Điền tên của bạn ở đây