Cơ quan quản lý doanh nghiệp của Úc vào hôm thứ Tư đã cấm bán bảo hiểm nhân thọ qua điện thoại, sau khi một cuộc điều tra về lĩnh vực tài chính năm ngoái phát hiện ra việc “gọi điện thoại không được yêu cầu” đã bị lạm dụng để dẫn dụ khách hàng đăng ký mua các sản phẩm mà họ không cần.
Lệnh cấm có hiệu lực từ ngày 13 tháng 1 tới sẽ ngăn chặn các hành vi dẫn đến kết quả xấu cho người tiêu dùng và phá hủy niềm tin vào hệ thống tài chính, theo Giám đốc Ủy ban Đầu tư và Chứng khoán Úc (ASIC), ông Sean Hughes, cho biết trong một tuyên bố.
“Từ tháng Một trở đi, các công ty bảo hiểm sẽ không còn có thể gọi cho người tiêu dùng mà không được yêu cầu và không xin phép và sử dụng các chiến thuật bán hàng tinh vi để gây áp lực cho người dân mua bảo hiểm nhân thọ và các sản phẩm bảo hiểm tín dụng tiêu dùng.”
Trong số nhiều ví dụ về sự lạm dụng đã gây sốc cho đất nước này khi chúng được tiết lộ vào năm ngoái, cuộc điều tra của Ủy ban Hoàng gia đầy quyền lực đã nghe một trường hợp của một nhân viên bán hàng qua điện thoại bán một sản phẩm bảo hiểm phức tạp cho một người đàn ông mắc Hội chứng Down, là người rõ ràng không hiểu anh ta đang mua cái gì.
Công ty bảo hiểm nhân thọ của ngân hàng thương mại lớn nhất của Úc, Commonwealth Bank of Australia, đã bị kết án vì vi phạm luật “Chống dụ dỗ mua hàng” vào tuần trước và bị phạt 700,000 đô la Úc (475,020 USD), do đã bán các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thông qua các cuộc gọi điện thoại không được yêu cầu, từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2014.
ASIC đã nói rằng những đạo luật đó đã thất bại trong việc dập tắt tệ nạn nói trên.
($1 = 1.4736 đô la Úc)
Nhật Bản: Doanh số bán các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cá nhân khai thác mới tăng hơn 130%
Lê Minh
Theo Reuters